Tuesday, August 27, 2013

Về Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền và vấn đề đa đảng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam (P1)

Vualambao  Đây là vấn đề liên quan đến điều 4 của dự thảo sửa đổi Hiếp pháp 1992. Đã từng có ý kiến đề nghị: Công nhận chế độ đa đảng như ở một số nước, bỏ điều 4 ra khỏi Hiến pháp, nếu vẫn giữ điều 4 thì cần có luật về Đảng Cộng sản Việt nam, …. 

Để thấy rõ hơn đúng, sai của những ý kiến khác nhau đối với điều 4 của Hiến pháp, cần có sự nhìn nhận thực tế diễn biến về cơ cấu và cơ chế hoạt động của hệ thống lập pháp và hệ thống hành pháp của các nước để, từ đó, liên hệ đối chiếu vời Việt nam. Tôi không phải người chuyên nghiên cứu về cơ cấu và cơ chế hoạt động của hai hệ thống này của các nước nhưng, trong phạm vi kiến thức thường trực của tôi, xin được trình bày một số ý kiến chủ yếu sau đây.Phần I. Một vài nét về tình hình chung trên thế giới.

I – Sự cần thiết phải có đảng lãnh đạo.

1 - Trong thực tế hiện nay, có thể khẳng định là ở tất cả các nước đều có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị, một đảng cụ thể. Tính khách quan đó đã được gián tiếp chứng minh trong tác phẩm “Bàn về quyền uy” của F.Ăng ghen. Theo đó thì “Những hoạt động liên hợp có nghĩa là tổ chức nhau lại, mà tổ chức thì liệu không dùng đến quyền uy được chăng? Giả định là một cuộc cách mạng xã hội đã lật đổ bon tư bản hiện đại đang dùng quyền uy để chi phối sản xuất và lưu thông các của cải. Hoàn toàn đúng về phương diện những địch thủ của quyền uy, chúng ta giả định rằng đất đai và công cụ lao động đã trở thành sở hữu tập thể của những công nhân đang sử dụng các thứ đó. Như thế thì liệu quyền uy có mất đi không, hay nó chỉ thay đổi hình thức ? Chúng ta hãy xét vấn đề đó”.

Tiếp đó, F. Ăng ghen dẫn chứng trường hợp của nhà máy sợi, hệ thống đường xe lửa, con tầu giữa biển cả để khẳng định là vẫn phải có quyền uy để bảo đảm sự hoạt động bình thường, an toàn và có hiệu quả của các tổ chức này. F. Ăng ghen còn khẳng định là “Muốn tiêu diệt quyền uy trong đại công nghiệp , chính là muốn tiêu diệt ngay cả bản thân công nghiệp, chính là tiêu diệt nhà máy sợi để quay về cái xa kéo sợi. (Tuyển tập Mác-Ăng ghen. Nhà Xuất bản Sự thật, Hà nội 1983, tr 356-358).

2 - Đảng lãng đạo là để thực hiện quyền uy cần thiết để đảm bảo sự phối hợp của các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Sự thay đổi hình thức của quyền uy mà F. Ăng ghen đề cập đến nằm trong cơ chế quyền uy phải được vận động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc lãnh đạo tập thể khẳng định là quyền uy trong lãnh đạo được xây dựng trên cơ sở dân chủ nên khắc phục tình trạng độc quyền, độc đoán, chủ quan duy ý chí, quan liêu, … đã mắc phải.

Nguyên tắc cá nhân phụ trách nhằm đề cao trách nhiệm gắn với quyền hạn được giao, khắc phục tình trạng ỷ lại, dựa vào tập thể để biện luận cho những hành vi sai trái của mình. Nguyên tắc cá nhân phụ trách được thể hiện rõ nhất trong trách nhiệm của các thuyền trưởng. Khi con tầu mắc nạn đòi hỏi phải rời con tầu thì thuyền trường là người cuối cùng rời con tầu, thậm chí hy sinh cùng con tầu.

Nói cách khác, nhiệm vụ, quyền hạn được giao gắn chặt với trách nhiêm về các mặt tổ chức, tinh thần và vật chất. Trong thực tế, có tình hình khá phổ biến là việc giao nhiệm vụ và quyền hạn tương ứng cho cá nhân phụ trách lại không gắn với việc xác định trách nhiệm về tổ chức, tinh thần và vật chất nên đã dẫn đến tình trạng lạm dụng quyền uy được giao để phục vụ lợi ích cá nhân, gây nên những bức xúc, bất bình trong xã hội. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xu hướng phản đối quyền uy như F. Ăng ghen đã ghi nhận.

3 - Thực tế đó cho thấy là việc các nước phải có đảng lãnh đạo là một tất yếu khách quan. Đồng thời cơ chế vận hành sự tập trung quyền lực lãnh đạo đất nước vào Đảng là phải tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách để không dẫn đến tình hình lạm dụng quyền uy được giao.

II - Về chế độ đa đảng và đảng cầm quyền.

1 - Trong xã hội, luôn có nhiều nhóm người có lợi ích khác nhau nên từ đó hình thành câc đảng chính trị khác nhau đại diện cho quyền lợi của từng nhóm người có cùng lợi ích. Do đó tại các nước đã hình thành chế độ đa đảng, chẳng hạn như tại Hoa kỳ, có đến 112 đảng, tại Anh có đến 97 Đảng, tại Tây ban nha có 87 đảng, tại Pháp có 76 đảng, tại Trung quốc có 9 đảng …. QH có nhiều đảng, thế nhưng điều cần lưu ý là các đảng của giai cấp khác, nhất là Đảng cộng sản, không cùng một mục tiêu chung, dường như bị loại trừ khỏi QH. Một điển hình rõ nhất là vai trò mà Đảng cộng sản Pháp đã dành được sau khi giải phóng nước Pháp khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức cũng dần bị mất đi. Nói cách khác, chế độ đa đảng không chấp nhận đa mục tiêu mà chỉ chấp nhận đa dạng hóa việc thực hiện mục tiêu chung của giai cấp cầm quyền.

2 - Đảng cầm quyền là đảng dành được đa số trong quốc hội. Có thể có một số Đảng thay nhau nắm giữ vai trò đảng cầm quyền và đó là các đảng có cùng chung mục tiêu là duy trì và phát triển chế độ xã hội TBCN. Chẳng hạn như tại Hoa kỳ, chỉ có Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền. Thực trạng này cũng tồn tại ở nhiều nước khác như tại các nước Anh, Nhật, Pháp, …. Thế nhưng cũng có sự khác biệt, chẳng hạn như tại Singapo, tuy có nhiều đảng như chỉ có Đảng Nhân dân hành động liên tục là đảng cầm quyền. Hoặc tại Trung quốc, ngoài Đảng cộng sản còn có 8 đảng dân chủ nhưng các đảng này đều thừa nhận Đảng cộng sản Trung quốc là đảng duy nhất lãnh đạo nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa.

- Có nhiều đảng vì có nhiều nhóm lợi ích khác nhau nên đòi hỏi phải có những giải pháp, chính sách khác nhau để phục vụ lợi ích nhóm.

Đảng nào chiếm đa số trong QH thì trở thành một đảng cầm quyền. Nếu không chiếm được đa số thì phải có sự liên minh với một số đảng khác để thành lập nhóm đảng cầm quyền, có quyền chỉ định Thủ tướng (cơ quan hành pháp) để thực hiện các quyết định của cơ quan lập pháp do đảng (nhóm đảng) cầm quyền chi phối. Sau này gọi chung là đảng cầm quyền.

Các đảng còn lại trở thành đảng đối lập. Đối lập vì lợi ích nhóm dẫn đến đối lập về chủ trương, chính sách để thực hiện mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội chứ không phải đối lập về mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của nước đó.

- Các đảng cầm quyền, nói chung, không nắm giữ được vai trò đó một cách liên tục như trường hợp của Sigapore vì không chỉ tập trung vào việc đảm bảo quyến lợi của nhóm người mà họ đại diện. Thực tế đó dẫn đến những mâu thuẫn xã hội và khi mâu thuẫn phát sinh đến mức không thể dung hòa được thì hình thành cơ chế giải tán QH để bầu lại QH với hy vọng thay đổi cơ cấu, tỷ trọng của các đảng, dẫn đến khả năng đảng đang cầm quyết mất đa số, phải nhường vị thế cầm quyền cho đảng đối lập để từ là đảng cầm quyền chuyển thành đảng đối lập.

Do đó, trước khi đi đến mức phải giải tán QH thì giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập có sự hiệp thương nhằm đạt được sự thỏa hiệp cần thiết nhằm loại bỏ khả năng có thể phải đi đến giải tán QH.Vì thế nên sau một thời gian nhất định, qua bầu cử Quốc hội mới, đảng đối lập dành được đa số nên trở thành đảng cầm quyền, thay đảng cầm quyền cú đã thất cử. Chí vì có sự thay thế đảng cầm quyền nên tại các nước này, không thể ghi nhận sự hiện diện của đảng cầm quyền trong Hiến pháp của nước họ.

- Một trường hợp cụ thể thể hiện sự mâu thuẫn giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập phát sinh trong cùng nhiệm kỳ của Quốc hội là trường hợp đã này sinh tại Mỹ. Đó là trường hợp đảng cầm quyền chỉ chiếm đa số trong Thượng (hoặc Hạ nghị viện).

Còn đảng đối lập lai chiếm đa số trong Hạ nghị viện (hoặc Thượng nghị viện). Do đó phải luôn có sự dàn xếp để dùng hòa mâu thuẫn về quyền lợi giữa hai đảng đó cho tới khi thực hiện thay thế một số nghị sĩ mãn hạn để cố gắng chiếm được đa số tại cả Thượng và Hạ nghị viện.

Hàn Quốc - 1 trong những nước chỉ có 1 đảng chính trị

3 - Bên cạnh thực trạng đó, cón có một thực trạng khác là tại một số nước, chỉ có 1 đảng chính trị như tại Cuba, Lào Triều tiên, Uzebekistan, Thổ nhĩ kỳ, Ukraine, Ba lan, Thụy sĩ, Hàn quốc, Cộng hòa liên bang Đức, Trung quốc, Ả Rập Xêút, Baren, Bốtxoana, Bênanh, Phigi, Gămbia, Eritorina, Gana, Cưrơgiơstan, Madagaca, Monaco, … Vì thế nên các đảng chính trị của nước đó cũng trở thành Đảng cầm quyền. Do đó Hiến pháp của một số nước vẫn có những quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng chính trị.

4 – Nhìn chung lại, cần thấy là chế độ đa đảng không chấp nhận các Đảng đối lập vì lợi ích giai cấp khác nhau. Tuy nhiên việc các nước đó vẫn chấp nhận sự hiện diện hợp pháp của Đảng cộng sản nhưng, bằng nhiều biện pháp khác nhau, các Đảng cộng sản tại các nước đó không được chính thức tham gia vào việc điều hành các hoạt động chính trị-kinh tế-xã hội của nước đó.

Chỉ những đảng của giai cấp cầm quyền mới tham gia vào các hoạt động đó và trở thành đảng cầm quyền. Chính vì thế nên chế độ đa đảng của các nước phương tây, về thực chất, là đa đảng cùng mục tiêu của giai cấp cầm quyền nhưng có khác nhau về đường lối, giải pháp thực hiện mục tiêu chung.

(Còn tiếp)

GS. Nguyễn Lang - Theo Tamnhin

No comments: